Tập đoàn Giáo dục EQuest: Hiện thực hóa năng lực cạnh tranh cho học sinh Việt Nam

S mnh cng c năng lc cnh tranh cho hc sinh Vit Nam thông qua các chương trình đào to theo tiêu chun quc tế đang đưc Tp đoàn Giáo dc EQuest tng bưc hin thc hóa bng các cam kết hình thành mt nn tng giáo dc toàn din, đu tư vào phát trin ngun nhân lc.

“Cu ni” sinh viên vi doanh nghip

Trong khối đại học và cao đẳng dạy nghề hiện nay (khối C&U), EQuest đang có các đơn vị đào tạo trong hệ thống từ trình độ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học với 5 thành viên bao gồm: Trường Đại học Phú Xuân, Cao đẳng Việt Mỹ Sài Gòn, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội (Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội), Trung cấp Bách khoa Sài Gòn, Cao đẳng Broward và tiếp tục mở rộng trong chiến lược đến năm 2025.

Trước bối cảnh nhu cầu nguồn nhân lực tại Việt Nam cần được trang bị năng lực nghề nghiệp, toàn khối C&U đã triển khai chuyển đổi và hiện thực hóa sâu sắc mô hình đào tạo song hành (đào tạo kép) của đào tạo nghề và đào tạo gắn liền với vị trí việc làm của đào tạo đại học.

Xác định được nhu cầu đó, khối C&U của EQuest xác định lại chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị không chỉ là vai trò của một trường đại học, cao đẳng dạy nghề mà còn đóng vai trò như một đối tác đào tạo, cầu nối (Learning & Development as Business Partners) với các doanh nghiệp, để xác định nhu cầu về năng lực, đến phân tích nhu cầu đào tạo, phát triển chương trình, học liệu đào tạo cho đến việc triển khai theo lộ trình để đạt được các năng lực.

Đây cũng là lý do PGS.TS Nguyễn Tiến Đông, Giám đốc Học thuật của EQuest xây dựng bộ phận R&D, nhằm nghiên cứu phát triển các chương trình đào tạo cho toàn khối C&U, đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Nhân sự cho bộ phận R&D bao gồm các giảng viên, chuyên gia có kinh nghiệm giảng dạy đào tạo ở các hệ đại học, cao đẳng dạy nghề, đã phụ trách công tác đào tạo phát triển trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng như đã được tiếp cận với các phương pháp đào tạo giảng dạy và công cụ theo xu hướng mới nhất hiện nay: blended learning, project based, instructional design, learning design, design thinking… Từ đó, có thể phát triển và thiết kế được các chương trình đào tạo theo triết lý lấy người học làm trung tâm (learner centered) nhằm phát triển năng lực sẵn sàng làm việc (work readiness skills) cho người học.

Tp trung đào to nhân lc mũi nhn

Một trong những chiến lược của khối C&U là tập trung đào tạo các ngành mũi nhọn, phù hợp với tầm nhìn về nguồn nhân lực tại Việt Nam và khu vực đến năm 2030. Trong đó phải kể đến ngành Quản trị Bán hàng và Công nghệ thông tin. Hai ngành trọng điểm này được đầu tư thực hiện nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo một cách bài bản để phù hợp với đào tạo trong bối cảnh dịch Covid, cũng như đảm bảo kiểm định chất lượng đào tạo, phục vụ cho đào tạo online, đào tạo từ xa…

Cụ thể, quá trình thực hiện nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo ngành Quản trị Bán hàng được triển khai theo mô hình ADDIE, với việc phân tích nhu cầu đào tạo cho vị trí bán hàng từ các ngành: Bất động sản, ô tô, tiêu dùng nhanh – FMCG, F&B… áp dụng tư duy backward design và learning design để thiết kế các trải nghiệm cho người học nhằm chuyển hóa kiến thức thành kỹ năng và năng lực.

Tương tự, với ngành Công nghệ thông tin, đội ngũ phát triển chương trình và các lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ cùng ngồi để phân tích, xác định từng nội dung đào tạo theo chân dung vị trí việc làm hiện nay, đảm bảo thiết kế lộ trình đào tạo trang bị năng lực Full Stack về ReactJS, .Net, Java… và đóng gói được các năng lực sau mỗi giai đoạn học kỳ được thiết kế.

Quá trình đào tạo với sự kết hợp xen kẽ giữa “on campus”, “on site” tại doanh nghiệp, “on the job training” và “work based learning”, kết hợp giữa giảng viên của trường và sự cam kết cao của lãnh đạo, giảng viên doanh nghiệp sẽ là điểm mấu chốt để đảm bảo sự thành công của chương trình đào tạo này.

Toàn bộ chương trình được thiết kế theo hướng tiếp cận năng lực, chia từ các nhóm năng lực lớn thành các năng lực nhỏ hơn, cũng là tiền đề để triển khai được “micro learning” theo xu hướng hiện nay và tổ chức đóng gói thành các “micro degree”, phục vụ cho hành trình học tập suốt đời của các học viên trong toàn khối.

D dàng chuyn tiếp t trung cp – đi hc – sau đi hc

Điểm lợi thế của Tập đoàn Giáo dục EQuest chính là các bậc học trong khối đại học và cao đẳng dạy nghề được tiêu chuẩn hóa rất cao và có tính hệ thống, từ nội dung đào tạo, thời lượng và hình thức giảng dạy, hoạt động trong các buổi học cũng như các mục tiêu trong chuẩn đầu ra được xác định rõ ràng. Đây là điều kiện tiên quyết để tối ưu vận hành đào tạo, công nhận trình độ, năng lực chuyên môn và chuyển tiếp liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng, Đại học, sau Đại học, cũng như tạo điều kiện cho học viên được học song ngành, song bằng.

Đặc biệt, thừa hưởng thành quả của xu hướng chuyển dịch chuyển đổi số trong giáo dục, áp dụng công nghệ giáo dục EdTech mà các đơn vị trong tập đoàn EQuest đang triển khai rất hiệu quả như MegaSchool – Nền tảng học trực tuyến cho hệ K12 giáo dục phổ thông, Hệ thống 789.vn – Học và thi trắc nghiệm trực tuyến, iSMART – hệ thống bổ trợ tiếng Anh và khoa học trực tuyến, Khối C&U của EQuest cũng đang ấp ủ triển khai một trường đại học số – Digital University trong đó tích hợp hệ thống quản lý đào tạo LMS, hệ thống quản lý trường đại học UMS và xây dựng các học liệu số với đa dạng hình thức, giải pháp theo blended learning, live class… nhằm đáp ứng ngày càng nhiều hơn nữa nhu cầu của người học.

Với tầm nhìn về giáo dục, EQuest tự hào mang lại cho học viên chương trình đào tạo hiện đại, các lĩnh vực đào tạo đa dạng, phù hợp với nhu cầu về nhân lực của xã hội. EQuest cũng xác định vị trí và vai trò của mình rõ nét trong mô hình tam giác giáo dục “nhà trường – doanh nghiệp – nhà chính sách”, triết lý lấy người học làm trung tâm để đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho các bên liên quan.

Từ trải nghiệm sau 2 năm dịch Covid, cùng sự nhìn nhận đúng đắn, nghiêm túc về thực tại của giáo dục đại học và cao đẳng nghề nghiệp hiện nay, EQuest từng bước nhận diện được những thách thức, cũng như những cơ hội trong bối cảnh hiện tại về cuộc CMCN 4.0, về chuyển đổi số, về công nghệ giáo dục EdTech… để có những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn, nhằm hiện thực hóa những sản phẩm, dịch vụ với tôn chỉ “Vươn tới sự hoàn thiện” – The Quest for Excellence cho các thế hệ học sinh Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Tiến Đông
(Giám đốc Học thuật của EQuest)

Nguồn bài viết: Báo Giáo dục TP.HCM

TIN TỨC KHÁC